Video nhà trường
Xem nhiều nhất
Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường - một giải pháp tích cực nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
SỬ DỤNG KĨ THUẬT PHÒNG TRANH TRONG DẠY HỌC
Tổng kết hội thi tin học ngành giáo dục và đào tạo Hưng Yên năm 2017
Lãnh đạo Sở GD&ĐT và Công đoàn ngành thăm, tặng quà cán bộ giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
Kế hoạch và Thông báo Tuyển dụng viên chức vào đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở GDĐT dục năm 2023
Lãnh đạo Phòng GD&ĐT cùng Công đoàn Giáo dục huyện Khoái Châu thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Nghiên
Hưng Yên: Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu năm học 2013 - 2014
Thông báo tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập  trực thuộc Sở giáo dục và Đào tạo Hưng Yên năm 2023, theo quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP
TẬP HUẤN “SỬ DỤNG GOOGLE FORM VÀ KAHOOT TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC”
THÔNG BÁO
THÔNG BÁO
Lượt xem: 4692
HỘI THI CẮM HOA CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TRƯỜNG THPT NAM PHÙ CỪ ĐẨY MẠNH SỐ HÓA TRONG VIỆC QUẢN LÍ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CNTT CỦA GIÁO VIÊN

TRƯỜNG THPT NAM PHÙ CỪ

ĐẨY MẠNH SỐ HÓA TRONG VIỆC QUẢN LÍ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CNTT CỦA GIÁO VIÊN

- Trần Thị Hằng -

Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến tốc độ số hoá diễn ra nhanh chưa từng có. Tốc độ số hoá và những công nghệ mới mở ra triển vọng mới, mô hình và phương thức hoạt động mới, tạo ra giá trị mới. Mỗi quốc gia, tổ chức hay cá nhân đều phải nỗ lực chuyển đổi, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.

Đảng và nhà nước ta đã có nhiều quyết sách khẳng định chuyển đổi số là quá trình tất yếu của Việt Nam để phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới. Điều này đã được nêu rõ trong Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư và Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Bộ GD – ĐT cũng đã và đang hợp tác với tổ chức UNICEF nhằm xây dựng chương trình tập huấn, hướng dẫn phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số cho giáo viên và học sinh cấp THPT. Do vậy, để bắt kịp xu hướng đó, các nhà trường và giáo viên cũng cần nỗ lực không ngừng nhằm đẩy mạnh việc số hóa trong quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục trong thời gian tới.

Việc tích hợp hiệu quả CNTT và truyền thông trong trường và lớp học có thể thay đổi về phương pháp sư phạm và nâng cao tính chủ động cho ngời học. Trong bối cảnh này, điều quan trọng là giáo viên có đủ năng lực để áp dụng ICT trong thực hành giảng dạy chuyên môn nhằm đảm bảo sự công bằng và chất lượng học tập. Giáo viên cũng cần có khả năng khai thác CNTT và truyền thông để hướng dẫn người học trong việc phát triền các kĩ năng, kiến thức xã hội. Do đó, giáo viên cần tích cực tự học và bồi dưỡng để nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT. Trong thời gian sắp tới, Bộ GD – ĐT sẽ hướng dẫn và triển khai tập huấn “Khung năng lực CNTT và truyền thông cho giáo viên phiên bản 3 (năm 2018)” của tổ chức UNICEF. Theo đó, năng lực CNTT sẽ gồm 03 cấp độ:

- Thu nhận kiến thức: có 10 mục tiêu cho phép giáo viên hỗ trợ học sinh sử dụng CNTT để trở thành người học hiệu quả và tham gia lao động sản xuất trong xã hội.

- Kiến thức sâu: giáo viên có khả năng hỗ trợ học sinh sử dụng CNTT học tập và liên kết các vấn đề thực tế trong cuộc sống.

- Sáng tạo kiến thức: giáo viên có thể sáng tạo, thiết kế, phát triển các hoạt động, kiến thức và chương trình hỗ trợ dạy học.

Có thể nói, việc nâng cao năng lực CNTT cho giáo viên và đẩy mạnh số hóa trường học là một yêu cầu bắt buộc trong đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.

Nắm bắt được xu thế đó, trong những năm gần đây, trường THPT Nam Phù Cừ đã tổ chức và thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao năng lực CNTT cho giáo viên toàn trường và bước đầu thực hiện số hóa quản lí các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Đối với giáo viên, nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn và thảo luận chuyên đề về việc ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm giúp các giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm và giới thiệu các ứng dụng hiệu quả trong dạy học. Đặc biệt là trong giai đoạn cả nước đang căng mình chống dịch Covid, các hoạt động dạy học chuyển từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến, nhà trường càng chú trọng vào việc nâng cao năng lực CNTT cho giáo viên. Nhiều phần mềm, ứng dụng dạy học, giao bài tập, ôn tập và kiểm tra, đánh giá đã được Ban chuyên môn giới thiệu và hướng dẫn giáo viên sử dụng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Song song với việc sử dụng CNTT để khai thác tư liệu, thông tin và xây dựng kế hoạch giảng dạy, thành công trong việc sử dụng thành thạo các chức năng trong Microsof Teams để giảng dạy trực tuyến trong 03 năm học vừa qua, việc sử dụng các ứng dụng Quizziz, Kahoot, Google Form, Socrative, khaothionline, Shub classroom… trong tổ chức ôn tập đã góp phần quan trọng trong khẳng định hướng đi đúng của nhà trường trong việc nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho giáo viên.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã bước đầu thực hiện thành công và có hiệu quả việc số hóa các hoạt  động chuyên môn. Cụ thể là:

- Về quản lý giáo án: Ngay từ cuối năm học 2019 – 2020, Ban chuyên môn nhà trường đã tổ chức họp và thảo luận về việc quản lí và phê duyệt giáo án online. Vượt qua các khó khăn và e ngại trong tâm lí, sự thiếu các ứng dụng CNTT, bắt đầu từ năm học 2020 – 2021, BCM nhà trường đã quyết tâm thực hiện việc duyệt giáo án trực tuyến đối với giáo viên toàn trường. Thực tế cho thấy, việc quản lí giáo án online đã mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, công sức và thời gian cho giáo viên. Trong quá trình thực hiện, BCM cũng đã khuyến khích các thành viên trong nhà trường tiếp tục tìm hiểu các ứng dụng CNTT về quản lí, xét duyệt giáo án online để cùng thảo luận, lựa chọn và cải tiến công tác số hóa giáo án của giáo viên. Đến năm học 2021 – 2022, nhà trường đã quyết định kí hợp đồng chính thức với đơn vị VNPT để mua quyền sử dụng chức năng Quản lí giáo án trên website http://vnedu.vn. Đây là một trong số những nội dung quan trọng của nhiệm vụ số hóa trường học trong năm học này của nhà trường.

Hình ảnh minh họa giao diện phần quản lý giáo án online trên http://vnedu.vn

- Về sổ đầu bài: Do tình hình dịch bệnh kéo dài, các hoạt động dạy và học chuyển từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến, việc quản lí các giờ học cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp. Chính vì vậy, từ cuối học kì 2 năm học 2020 – 2021, nhà trường đã yêu cầu GV toàn trường sử dụng Sổ đầu bài điện tử. Điều này đã giúp GV thuận lợi trong việc báo cáo tính hình học trực tuyến của các lớp để GVCN, BGH nhà trường kịp thời nắm bắt thông tin và điều chỉnh các hoạt động dạy học cho phù hợp. Cũng từ năm học 2021 – 2022, nhà trường yêu cầu các giáo viên thực hiện việc quản lí sổ đầu bài trên website: http://vnedu.vn nhằm nâng cao hiệu quả quản lí việc thực hiện kế hoạch giảng dạy trong toàn trường.

Hình ảnh minh họa giao diện phần quản lý Sổ đầu bài online trên http://vnedu.vn

- Về tổ chức các hoạt động dạy học: Trong thời gian HS không đến trường và chuyển sang học trực tuyến, nhà trường đã yêu cầu GV sử dụng ứng dụng Microsoft Teams đề giảng dạy. Việc sử dụng ứng dụng này đã được nhà trường thực hiện trong 3 năm học đạt hiểu quả cao. 100% giáo viên của trường đã sử dụng thành thạo các chức năng dạy học và ôn tập trong Teams để giảng dạy online. Bên cạnh đó, từ năm học 2020 – 2021, nhà trường cũng đã mua bản quyền và yêu cầu giáo viên sử dụng, khai thác hiệu quả tối đa nguồn học liệu trên Smartschool đối với 04 bộ môn: Tiếng Anh, GDCD, Lịch sử và Địa lý. Nhà trường cũng yêu cầu các tổ nhóm duy trì và đẩy mạnh việc khai thác các nguồn học liệu có sẵn trên các kho ứng dụng online.

 - Về việc quản lí và sử dụng cơ sở dữ liệu: Nhà trường quản lí và khai thác tốt các chức năng trên cơ sở dữ liệu (đặc biệt là đối với chức năng quản lí hồ sơ học sinh, học bạ, và điểm). Việc nhập điểm của giáo viên được chia thành 04 đợt / năm nhằm đảm bảo cập nhật thông tin kịp thời và tránh sai sót, nhầm lẫn trong việc nhập điểm của học sinh. Các thông tin, dữ liệu khác cũng được quản lí chặt chẽ, đúng quy định và được cập nhật, bổ sung thường xuyên.

- Đối với việc ghi chép các thông tin cuộc họp, hoạt động chuyên môn, dự giờ…: Nhà trường cũng đã giới thiệu và khuyến khích các giáo viên sử dụng một số ứng dụng tiện ích nhằm giúp giáo viên có thể duy trì sổ công tác online và lưu trữ các văn bản một cách khoa học và hiệu quả. Một trong những ứng dụng được giới thiệu và sử dụng là ứng dụng Onenote của Office 365. Việc khuyến khích giáo viên thực hiện sổ công tác (ghi chép cá nhân) bằng hình thức online đã bước đầu cho thấy tính tiện lợi và khoa học. Tuy nhiên, cần có thêm thời gian để các giáo viên chuẩn bị các thiết bị CNTT (máy tính bảng, máy tính xách tay…) và từ bỏ thói quen ghi chép bằng sổ giấy.

Hình ảnh minh họa giao diện phần Sổ ghi chép Onenote

- Đối với việc theo dõi tiến trình dạy học (báo giảng): Giáo viên thường có thói quen sử dụng sổ báo giảng theo mẫu. Tuy nhiên, theo quy định hiện nay, sổ báo giảng không phải là hồ sơ bắt buộc của giáo viên. Do đó, mỗi giáo viên phải tự có biện pháp theo dõi tiến trình thực hiện chương trình. Trong năm học 2021 – 2022, BCM nhà trường cũng đã hướng dẫn và khuyến khích giáo viên thực hiện lịch báo giảng điện tử trên http://vnedu.vn. Kết quả thử nghiệm cho thấy, ứng dụng này giúp giáo viên thuận lợi quản lí lịch giảng dạy của cá nhân mọi lúc, mọi nơi.

Hình ảnh minh họa giao diện phần quản lý Sổ đầu bài online trên http://vnedu.vn

Ngoài ra, Ban chuyên môn cũng tiếp tục tìm hiểu và triển khai thực hiện quản lí việc mượn, trả thiết bị, sách thư viện online cho giáo viên thông qua các ứng dụng CNTT trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận thiết bị và thư viện.

Có thể nói, năm học 2021 – 2022 là năm học mà trường THPT Nam Phù Cừ sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường và thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng CNTT và số hóa trường học trong quản lí các hoạt động của nhà trường. Với các giải pháp đó, chắc chắn rằng, trong năm học 2021 – 2022 và các năm học tiếp theo, công tác quản lí của nhà trường sẽ có nhiều tiến bộ vượt bậc, mang lại hiệu quả cao cho các hoạt động giáo dục của nhà trường.


Tổng số điểm của bài viết là: 24 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tìm kiếm

Tìm kiếm

Tin mới nhất
Liên kết website