Video nhà trường
Xem nhiều nhất
Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường - một giải pháp tích cực nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
SỬ DỤNG KĨ THUẬT PHÒNG TRANH TRONG DẠY HỌC
Tổng kết hội thi tin học ngành giáo dục và đào tạo Hưng Yên năm 2017
Lãnh đạo Sở GD&ĐT và Công đoàn ngành thăm, tặng quà cán bộ giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
Lãnh đạo Phòng GD&ĐT cùng Công đoàn Giáo dục huyện Khoái Châu thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Nghiên
Kế hoạch và Thông báo Tuyển dụng viên chức vào đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở GDĐT dục năm 2023
Hưng Yên: Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu năm học 2013 - 2014
Thông báo tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập  trực thuộc Sở giáo dục và Đào tạo Hưng Yên năm 2023, theo quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP
TẬP HUẤN “SỬ DỤNG GOOGLE FORM VÀ KAHOOT TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC”
THÔNG BÁO
THÔNG BÁO
Lượt xem: 4663
HỘI THI CẮM HOA CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

SỬ DỤNG KĨ THUẬT PHÒNG TRANH TRONG DẠY HỌC

SỬ DỤNG KĨ THUẬT PHÒNG TRANH TRONG DẠY HỌC

Kỹ thuật phòng tranh được coi là một trong những kỹ thuật dạy học tích cực có hiệu quả cao trong tổ chức các hoạt động học cho học sinh. Nó giúp phát huy tính tích cực, chủ động tham gia và hợp tác của học sinh. Kỹ thuật này cũng có tính linh hoạt cao. Giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật này cho hoạt động cá nhân, hoạt động cặp hoặc hoạt động nhóm.

Để tiến hành dạy học sử dụng kỹ thuật phòng tranh, giáo viên cần tiến hành theo các bước sau:

  • Giáo viên nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
  • Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.
  • Học sinh cả lớp đi xem "triển lãm" và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
  • Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số giáo viên đều tiến hành bước cuối cùng dưới dạng nhận xét và chữa các lỗi phổ biến của các sản phẩm.

Trong quá trình giảng dạy thực tế, việc sử dụng kĩ thuật phòng tranh chưa thực sự được giáo viên sử dụng nhiều và hiệu quả sử dụng cũng chưa cao. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

- Giáo viên thường chia lớp thành 4 đến 5 nhóm (tương đương 8 đến 10 học sinh/ nhóm). Điều này dẫn tới số lượng sản phẩm / tranh không đủ để tiến hành tổ chức “triển lãm tranh”.

- Khi học sinh đi xem “triển lãm”, có nhiều học sinh đứng xem cùng một sản phẩm/ tranh, do đó, học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc đọc kỹ và chữa lỗi cho các bạn khác. Nhiều học sinh không có vị trí đứng do không gian chật chội của lớp học.

- Số lượng học sinh xem ở các sản phẩm / tranh quá chênh lệch nhau. Có sản phẩm/ tranh thì thu hút nhiều học sinh đến xem cùng lúc, có sản phẩm / tranh thì thu hút được rất ít học sinh. Do đó, việc nhận xét các sản phẩm / tranh chưa có sự đồng đều.

Để khắc phục các hiện tượng trên và sử dụng kĩ thuật phòng tranh có hiệu quả cao trong giảng dạy, giáo viên cần chú ý thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Thứ nhất, giáo viên cần lựa chọn những nội dung phù hợp với việc sử dụng kỹ thuật phòng tranh. Việc sử dụng phòng tranh sẽ phù hợp với những nội dung đơn giản, quen thuộc, gây hứng thú hay những chủ đề tạo cho học sinh nhiều ý tưởng để sáng tạo. Đối với những chủ đề khó, phức tạp và cần nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, giáo viên không nên sử dụng kĩ thuật phòng tranh vì sẽ gây khó khăn cho học sinh trong quá trình nhận xét và đánh giá các sản phẩm của các nhóm trong khoảng thời gian ngắn.

- Thứ hai, giáo viên cần chú ý điều chỉnh cách kê bàn ghế để tạo không gian rộng nhất có thể cho học sinh tham gia triển lãm. Một trong những cách thức phổ biến và hiệu quả là: yêu cầu học sinh đẩy dồn bàn, ghế vào giữa lớp học để học sinh có không gian xung quanh lớp để di chuyển trong khi đi triển lãm.

- Thứ ba, giáo viên nên chia nhóm nhỏ gồm 4 – 5 học sinh. Như vậy, mỗi tiết dạy, sau khi kết thúc hoạt động viết, có 8 – 10 tranh. Điều này giúp học sinh có nhiều sự lựa chọn hơn. Số lượng học sinh tập trung xem một tranh trong cùng một lúc không quá đông, phù hợp với không gian lớp học.

HS đang thảo luận và thực hiện nhiệm vụ theo các nhóm nhỏ

- Một vấn đề khác giáo viên cần chú ý là việc quản lý và điều tiết “cuộc triển lãm”: Khi tiến hành triển lãm tranh, có hiện tượng quá đông học sinh cùng xem một tranh. Trong khi đó, có tranh thì có rất ít học sinh đến xem, hoặc các học sinh dừng lại quá lâu ở một tranh nào đó dẫn đến việc các em có cơ hội xem ít tranh trong cuộc triển lãm. Do đó, giáo viên cần quán triệt rõ với học sinh về số lượng tranh tối thiểu mà mỗi HS cần phải xem và nhận xét. Điều này sẽ giúp học sinh lên kế hoạch và phân phối thời gian hợp lí, tránh đứng xem quá lâu một tranh nào đó, gây “ùn tắc giao thông”. Giáo viên cũng cần chú ý điều động học sinh chuyển vị trí xem tranh khi nhận thấy có quá đông học sinh đứng xem cùng một tranh. Việc điều chuyển này sẽ giúp học sinh trải dàn đều ra các tranh và đảm bảo tất cả các tranh đều được xem và nhận xét.

HS đang tham gia “triển lãm”

- Một biện pháp khác mà giáo viên cần thực hiện trong quá trình sử dụng kỹ thuật phòng tranh là giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh khi đi xem triển lãm. Nhằm tránh tình trạng học sinh chỉ lướt qua nhìn các tranh chứ không đọc kỹ, giáo viên nên phát cho mỗi học sinh một tờ phiếu nhận xét các tranh. Học sinh được yêu cầu xem tranh và ghi lại nhận xét, các lỗi của các sản phẩm để nhận xét sau khi kết thúc hoạt động triển lãm. Điều này giúp thu hút học sinh vào việc chữa và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các học sinh khác trong lớp. Đồng thời, thông qua quá trình đánh giá, nhận xét đó, học sinh sẽ tự học được các cấu trúc, từ vựng và cách viết từ các bạn, giúp học sinh nâng cao hiệu quả giờ học. Việc yêu cầu học sinh tham gia đánh giá, nhận xét sản phẩm của các nhóm khác cũng giúp làm giảm bớt nhiệm vụ của giáo viên trong phần kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh và làm tăng tính khách quan, công bằng trong kiểm tra, đánh giá.

HS tham gia nhận xét sản phẩm

- Trong quá trình giảng dạy, một số giáo viên không đủ thời gian để chữa hết các sản phẩm của các nhóm. Điều này hoàn toàn có thể khắc phục được bằng việc giáo viên tham gia nhận xét và chữa bài cho các nhóm cùng học sinh luôn. Điều này giúp giáo viên tiết kiệm thời gian. Đồng thời, khi xem tranh và nhận xét tại chỗ, học sinh sẽ có cơ hội học và chỉnh sửa các lỗi sai ngay tại chỗ. Đây cũng là một cách học hiệu quả đối với học sinh. Khi kết thúc buổi triển lãm, giáo viên chỉ đưa ra nhận xét và chữa các lỗi sai phổ biến nhất mà các nhóm mắc phải.

GV đang nhận xét các sản phẩm làm việc của học sinh

Có thể nói, kĩ thuật phòng tranh là một trong những kĩ thuật dạy học tích cực giúp phát huy tính tích cực và chủ động trong học tập của người học. Tuy có nhiều khó khăn trong việc áp dụng kĩ thuật này trong giảng dạy, giáo viên thực hiện tốt các giải pháp khắc phục thì hiệu quả giờ dạy sẽ ngày càng được nâng cao.

Trần Thị Hằng


Tổng số điểm của bài viết là: 49 trong 10 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tìm kiếm

Tìm kiếm

Tin mới nhất
Liên kết website