Video nhà trường
Xem nhiều nhất
Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường - một giải pháp tích cực nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
SỬ DỤNG KĨ THUẬT PHÒNG TRANH TRONG DẠY HỌC
Tổng kết hội thi tin học ngành giáo dục và đào tạo Hưng Yên năm 2017
Lãnh đạo Sở GD&ĐT và Công đoàn ngành thăm, tặng quà cán bộ giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
Kế hoạch và Thông báo Tuyển dụng viên chức vào đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở GDĐT dục năm 2023
Lãnh đạo Phòng GD&ĐT cùng Công đoàn Giáo dục huyện Khoái Châu thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Nghiên
Hưng Yên: Tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu năm học 2013 - 2014
Thông báo tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập  trực thuộc Sở giáo dục và Đào tạo Hưng Yên năm 2023, theo quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP
TẬP HUẤN “SỬ DỤNG GOOGLE FORM VÀ KAHOOT TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC”
THÔNG BÁO
THÔNG BÁO
Lượt xem: 4690
HỘI THI CẮM HOA CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HỘI THẢO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN

HỘI THẢO ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT

CÁC TRƯỜNG THPT TIÊN LỮ, ĐỨC HỢP, NAM PHÙ CỪ, VÀ THPT HỮU LŨNG – LẠNG SƠN

Trần Thị Hằng

Sáng nay, ngày 26 tháng 8 năm 2022, tại trường THPT Tiên Lữ, các trường THPT Tiên Lữ, Đức Hợp, Nam Phù Cừ và trường THPT Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, đã tổ chức hội thảo chuyên môn: “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT”.

Tham dự hội thảo có ông Đỗ Văn Khải – Phó giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hưng Yên, ông Vũ Thanh Bình – Hiệu trưởng trường THPT Tiên Lữ, ông Đặng Văn Ca – Hiệu trưởng trường THPT Nam Phù Cừ, ông Hà Quang Vinh – Hiệu trưởng trường THPT Đức Hợp, ông Nguyễn Thái Dương – Hiệu trưởng trường THPT Hữu Lũng – Lạng Sơn, cùng các ông bà phó hiệu trưởng, đại diện Ban chuyên môn và toàn thể các giáo viên Ngữ Văn các trường THPT trong cụm.

Các đại biểu tham dự hội thảo tại trường THPT Tiên Lữ

           Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Vũ Thanh Bình, Hiệu trưởng trường THPT Tiên Lữ, đã nêu ra các vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn theo hướng dẫn tại công văn 3175/BGDĐT-GDTrH của Bộ GDĐT ngày 21/7/2022 và công văn 1513/SGDĐT-GDTrH-GDTX về việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ Văn. Ông Vũ Thanh Bình cũng đã ghi nhận và đánh giá cao sự cố gắng, hợp tác và sự chuẩn bị chu đáo của các thầy cô tổ trưởng chuyên môn các trường trong quá trình tổ chức hội thảo này và bày tỏ mong muốn các thầy cô môn Ngữ Văn của các trường tiếp tục giữ mối liên kết chặt chẽ với nhau để triển khai các chương trình giao lưu, sinh hoạt chuyên môn trong năm học tiếp theo nhằm thực hiện tốt chương trình GDPT 2018.

Ông Vũ Thanh Bình, hiệu trưởng trường THPT Tiên Lữ, phát biểu khai mạc hội thảo.

Sau phần khai mạc, các giáo viên đã tham gia thảo luận việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn theo hướng dẫn của Bộ GDĐT và Sở GDĐT. Trong đó, các thầy cô đã tập trung làm rõ yêu cầu đổi mới, thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn Ngữ Văn hiện nay, những thuận lợi, khó khăn hiện nay của các giáo viên dạy môn Ngữ Văn. Từ đó, đề xuất các biện pháp đổi mới PPDH môn Ngữ Văn, đưa ra một số ví dụ minh họa về đổi mới PPDH môn Ngữ Văn (minh họa một hoạt động cụ thể của một tiết học) và phân tích việc đổi mới PPDH được thể hiện trong hoạt động đó như thế nào.

Cô giáo Phạm Thị Thêu, giáo viên trường THPT Nam Phù Cừ phát biểu ý kiến thảo luận

Cô giáo Phạm Thị Tươi, giáo viên trường THPT Đức Hợp, phát biểu ý kiến thảo luận

Cũng tại hội thảo, các thầy cô đã chia sẻ những kinh nghiệm, các hình thức tổ chức hoạt động mà các thầy cô đã thực hiện để đổi mới phương pháp dạy học; phân tích làm rõ mức độ phù hợp của các dạng hoạt động đó với yêu cầu đổi mới của Bộ GDĐT và Sở GDĐT, cần phát huy những dạng hoạt động nào, cần điều chỉnh cách thức tổ chức hoạt động như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong dạy học môn Ngữ Văn theo yêu cầu mới.

Cô giáo Trần Thị Bích Thủy, giáo viên trường THPT Hữu Lũng – Lạng Sơn, phát biểu ý kiến thảo luận

 Một nội dung quan trọng khác trong phần thảo luận về đổi mới PPDH môn Ngữ Văn là phần làm rõ cách thức đổi mới các thiết kế các hoạt động theo trục Đọc – Viết – Nói và Nghe. Cô giáo Ngô Thị Phượng, giáo viên trường THPT Đức Hợp và cô giáo Phan Thị Thoan, giáo viên trường THPT Tiên Lữ, đã tham gia thảo luận cách khai thác ngữ liệu của sách giáo khoa và thiết kế dạy học các chủ đề theo trục Đọc – Viết – Nói và Nghe. Đồng thời, cô giáo cũng đã chia sẽ cách thiết kế bảng kiểm để đánh giá phần thuyết trình của học sinh trong quá trình dạy học. Nội dung này được các giáo viên tham gia hội thảo đánh giá cao, có hiệu quả thiết thực trong quá trình dạy học môn Ngữ Văn trong năm học mới.

Cô giáo Ngô Thị Phượng, giáo viên trường THPT Đức Hợp, phát biểu ý kiến thảo luận

 Từ việc đổi mới PPDH, các giáo viên dạy học môn Ngữ Văn cần đổi mới việc kiểm tra, đánh giá để đồng bộ hóa quá trình dạy học môn Ngữ Văn trong thời gian tới. Trong quá trình thảo luận, các thầy cô đã phân tích làm rõ thực trạng, những khó khăn, hạn chế trong việc kiểm tra, đánh giá môn Ngữ Văn hiện nay. Đồng thời, các thầy cô cũng nêu lên những trăn trở, khó khăn và những nội dung đổi mới kiểm tra, đánh giá cần tập trung thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT và Sở GDĐT.

Cô giáo Nguyễn Thị Kiên Chung, giáo viên trường THPT Đức Hợp, phát biểu ý kiến thảo luận

Một trong những khó khăn được các thầy cô nêu ra là nguồn học liệu và các thông tin có thể sử dụng để thiết kế các đề kiểm tra theo hướng mở, tránh sử dụng học liệu từ sách giáo khoa. Việc lựa chọn thông tin, học liệu để đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và đảm bảo các yếu tố về văn hóa, tín ngưỡng, chính trị, … còn gây khó khăn cho giáo viên.

Thầy Đỗ Xuân Huệ, giáo viên trường THPT Nam Phù Cừ phát biểu ý kiến thảo luận

Cô giáo Nông Thị Tân Uyên, giáo viên trường THPT Hữu Lũng – Lạng Sơn, phát biểu ý kiến thảo luận

Việc đồng bộ đổi mới PPDH và KT-ĐG là yêu cầu tất yếu và phải được thực hiện song song, gắn bó chặt chẽ trong suốt quá trình dạy học môn Ngữ Văn. Các thầy cô cũng đã chia sẻ nhiều ý kiến, đề xuất nhằm thực hiện tốt việc đồng bộ hóa quá trình đổi mới PPDH và KT- ĐG trong năm học 2022 – 2023.

Thay mặt cho BGH các trường THPT, Hiệu trưởng các nhà trường đã đánh giá cao các nội dung thảo luận, các ý kiến, kinh nghiệm được trình bày tại buổi hội thảo, đồng thời bày tỏ sự chia sẻ về những khó khăn, trăn trở của các thầy cô trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH và KT-ĐG môn Ngữ Văn trong năm học mới. Lãnh đạo các nhà trường cũng nhất trí tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và các điều kiện khác nhằm giúp các thầy cô ở các nhà trường thực hiện hiệu quả nhất các yêu cầu đổi mới của Bộ GDĐT và Sở GDĐT trong năm học 2022 – 2023 và các năm học tiếp theo.

Đồng chí Đặng Văn Ca, Hiệu trưởng trường THPT Nam Phù Cừ, phát biểu ý kiến

Đồng chí Nguyễn Thái Dương, Hiệu trưởng trường THPT Hữu Lũng – Lạng Sơn, phát biểu ý kiến

Sau phần thảo luận của các thầy cô, ông Đỗ Văn Khải, Phó giám đốc Sở GD-ĐT đã phát biểu ý kiến. Ông Đỗ Văn Khải đã ghi nhận và biểu dương sự cố gắng của nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động chuyên môn thiết thực và hiệu quả giúp các thầy cô có định hướng rõ ràng quá trình tổ chức các hoạt động dạy học trong năm học mới. Đồng chí cũng chỉ đạo các Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn triển khai có hiệu quả các nội dung đã được thống nhất trong buổi hội thảo hôm nay, biến những ý kiến, đề xuất mang tính lí thuyết thành những hành động cụ thể, hiệu quả tại các nhà trường. Các nhà trường cần chỉ đạo giáo viên môn Ngữ Văn nghiêm túc xây dựng kế hoạch dạy học cẩn thận, chi tiết; trong đó, cần làm rõ nội dung đổi mới PPDH và KTĐG theo yêu cầu đổi mới. Ngoài ra, các nhóm chuyên môn cần tích cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn mang tính thiết thực, tăng cường trao đổi sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường. Các nhà trường cần có sự tổng kết, đánh giá định kì việc đổi mới PPDH và KTĐG nhằm rút ra các kinh nghiệm, bài học để tổ chức hiệu quả quá trình dạy học.

Ông Đỗ Văn Khải, Phó giám đốc Sở GDĐT Hưng Yên, phát biểu ý kiến tại hội thảo

Buổi hội thảo kết thúc đã để lại nhiều niềm vui và kinh nghiệm quý trong việc đổi mới PPDH và KTĐG môn Ngữ Văn. Việc thực hiện yêu cầu đổi mới đối với các giáo viên môn Ngữ Văn trong năm học 2022 – 2023 sẽ có nhiều điểm mới, nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của tập thể giáo viên các nhà trường, sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các tổ nhóm chuyên môn liên trường cùng với sự động viên, tạo điều kiện tốt nhất của lãnh đạo các nhà trường, các thầy cô đã sẵn sàng để bước vào năm học mới với quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2022 - 2023./.


Tác giả: Trường THPT Nam Phù Cừ
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tìm kiếm

Tìm kiếm

Tin mới nhất
Liên kết website